Sắt cho bà bầu có tác dụng gì? Bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách

Nhu cầu về sắt ở mẹ bầu rất cao, bởi sắt tham gia vào quá trình tạo máu, phân chia tế bào và sản xuất các tế bào mới. Các tế bào thần kinh của thai nhi được sản xuất hàng loạt, đặc biệt là trong vòng 10 – 16 ngày đầu tiên sau khi thụ thai. Vì vậy, nếu không bổ sung đủ sắt cho bà bầu vào thời điểm này, cả mẹ và con đều có nguy cơ mắc bệnh rất lớn và trẻ khó có được trí thông minh tốt sau này.

Sắt cho bà bầu có tác dụng gì?

Sắt có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành hồng cầu và các enzym của hệ miễn dịch giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu và suy nhược, thiếu sắt cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, phụ nữ thường cần nhiều máu hơn bình thường khi mang thai, vì thế, nếu mẹ bầu bị thiếu sắt sẽ khiến quá trình vận chuyển oxy đến cơ thể mẹ và thai nhi bị suy giảm nghiêm trọng.

Sắt cũng có tác dụng thúc đẩy sự thèm ăn. Phụ nữ mang thai bị thiếu máu (do thiếu sắt) chán ăn, rối loạn giấc ngủ, suy nhược vì tế bào não và cơ thể đều nhận được rất ít oxy. Thiếu sắt cũng là nguyên nhân khiến khả năng phòng vệ của mẹ giảm sút dẫn đến nhiễm trùng. Điều này  ảnh hưởng đến các em bé sơ sinh ít nhiều có nguy cơ thiếu máu cao và bất lợi cho sức khỏe của trẻ.

Đối với bà mẹ, thiếu sắt làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, chảy máu sau sinh, suy nhược cơ thể,… cũng dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai, non nớt, nhẹ cân và ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ sau này.

Phụ nữ mang thai cần được bổ sung sắt đầy đủ trong thai kỳ

Một số biểu hiện khi bà bầu bị thiếu sắt

Một số biểu hiện khi phụ nữ mang thai thiếu sắt có thể gặp như:

  • Cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, giảm sự tập trung.
  • Thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột, một số trường hợp có thể dẫn đến ngất.
  • Làn da xanh xao, nhợt nhạt.
  • Các vùng niêm mạc mắt, miệng và lòng bàn tay có màu sắc nhợt nhạt, kém hồng hào.
  • Chịu lạnh kém.
  • Sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh.
  • Cảm thấy khó thở khi phải gắng sức, leo cầu thang hoặc hoạt động mạnh trong thời gian dài.

Trong những trường hợp này, công thức máu khi xét nghiệm cho thấy nồng độ hemoglobin thấp (<110g/l) và giảm dự trữ sắt trong huyết thanh ferritin (<30 mcg/l).

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi là một trong những biểu hiện của việc thiếu sắt trong thai kỳ

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Hàm lượng sắt đủ cho bà bầu ở từng giai đoạn mang bầu là bao nhiêu?

Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào là đúng? Phụ nữ mang thai cần bổ sung hàm lượng sắt đúng cách trong suốt thai kỳ ở mỗi giai đoạn như sau:

1. Thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng đầu

Ba tháng đầu mang thai là thời kỳ vàng hình thành và phát triển của thai nhi, những sai lầm trong quá trình này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thai nhi sau này. Trong thời gian này, thai nhi cần sắt để tạo máu. Khi đó, mẹ cần được bổ sung 3060 mg sắt nguyên tố mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu này.

2. Thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng giữa

Thai nhi sẽ phát triển mạnh trong tam cá nguyệt thứ hai và tiếp tục hoàn thiện các cơ quan. Lúc này, thai nhi cần nhiều máu hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này. Ở giai đoạn này, bà bầu nên tiếp tục tiêu thụ 30-60 mg sắt mỗi ngày.

Bà bầu nên tiêu thụ 30-60 mg sắt mỗi ngày khi bước vào 3 tháng giữa thai kỳ

3. Thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng cuối

Thời kỳ mang thai 3 tháng cuối (hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ ba) là thời điểm quan trọng đối với cả mẹ  và thai nhi. Trong thời gian này, thai nhi tăng nhanh về cân nặng và vóc dáng. Cơ thể  mẹ cũng trải qua nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Dù là sinh mổ hay sinh thường, cơ thể  mẹ cũng mất một lượng máu lớn, trung bình từ 1,5 – 2 lít. Vì vậy, việc dự trữ máu trong 3 tháng cuối là vô cùng quan trọng. Mẹ cần bổ sung khoảng 50-60 mg sắt nguyên tố mỗi ngày và duy trì cho đến sau khi sinh để phục hồi sức khỏe.

Uống sắt vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Theo hướng dẫn của bác sĩ thì thông thường bà bầu sau tháng thứ 4 mới được uống sắt. Lượng sắt tiêu thụ của bà bầu tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và phụ thuộc vào tình trạng của từng mẹ bầu.

Thuốc sắt hiện được đóng gói dưới hai dạng: thuốc nước và thuốc viên. Thuốc viên dễ uống hơn thuốc dạng lỏng, nhưng thuốc dạng lỏng sẽ dễ hấp thu hơn.

Vậy phụ nữ có thai được bổ sung sắt vào thời điểm nào? Phụ nữ mang thai nên uống sắt khi bụng đói, uống cùng với vitamin C như nước cam, chanh, nước ép trái cây… hoặc uống sau bữa ăn 2-3 giờ để hấp thu tốt hơn.

Phụ nữ có thai không nên bổ sung canxi hay uống sữa cùng lúc với sắt, vì canxi cản trở quá trình hấp thu sắt. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên ăn thực phẩm giàu canxi khi vừa uống sắt.

Hàm lượng sắt cần bổ sung cho bà bầu khác nhau ở mỗi thai kỳ

Các tác dụng phụ của thuốc sắt cho bà bầu

Sắt rất cần thiết cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên việc uống thuốc sắt cho bà bầu có thể gây ra một số tác dụng phụ, cụ thể là:

  • Táo bón: Đây là tác dụng phụ thường gặp nhất của viên sắt khi mang thai. Để hạn chế tình trạng táo bón khi mang thai, bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và thường xuyên tập thể dục. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, có dấu hiệu nặng hơn thai phụ nên đi khám tại các cơ sở y tế.
  • Kích ứng tiêu hóa: Một trong những tác dụng phụ của chế phẩm sắt đối với phụ nữ mang thai là kích ứng đường tiêu hóa. Phụ nữ mang thai có thể bị đau bụng và chuột rút khi uống thuốc sắt. Để hạn chế tình trạng này, bà bầu nên bắt đầu bổ sung viên sắt cùng với chế độ ăn uống của mình để giảm thiểu các triệu chứng trên.
  •  Buồn nôn và nôn mửa: Viên sắt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ốm nghén. Vì vậy, để giảm các triệu chứng, nên uống viên sắt trong bữa ăn, không nên uống khi bụng đói. Nếu tình trạng nôn, buồn nôn nhiều và kèm theo sốt, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám.
  •  Phân và nước tiểu sẫm màu: Có những thai phụ có đặc điểm phân thay đổi khi uống viên sắt, phân sẫm màu, có thể là phân xanh hoặc đen và nước tiểu sẫm màu. Tác dụng phụ này là bình thường và biến mất khi bạn ngừng uống thuốc sắt, vì vậy bạn đừng quá lo lắng.

Tác dụng phụ của viên sắt đối với phụ nữ mang thai thường không ảnh hưởng đến thai phụ cũng như thai nhi. Tuy nhiên, để hạn chế những tác dụng phụ trên, thai phụ cần bổ sung đủ chất dinh dưỡng, có lối sống điều độ, tránh căng thẳng.

Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ khi bà bầu uống thuốc sắt

Bổ sung sắt cho bà bầu cần lưu ý những gì?

  •  Khi uống viên sắt, bà bầu cần lưu ý, sắt là chất dinh dưỡng khó hấp thu. Để tăng cường hấp thu sắt, bạn nên uống viên sắt khi bụng đói và uống với nước giàu vitamin C, chẳng hạn như nước cam, nước chanh…
  •  Canxi cản trở quá trình hấp thụ sắt, vì vậy phụ nữ mang thai không nên uống viên sắt cùng lúc với sữa, thực phẩm chức năng có chứa canxi hoặc thực phẩm giàu canxi. Vì vậy, thời điểm uống canxi và sắt nguyên chất nên cách nhau khá xa.
  •  Ngoài ra, khi bổ sung sắt, mẹ nên uống đủ nước để chống táo bón và ăn thức ăn giàu chất xơ. Mẹ chỉ nên uống thuốc với nước sôi để nguội, tránh trà và cà phê vì chúng làm giảm hấp thu sắt.
  •  Việc bổ sung sắt cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Phụ nữ mang thai không nên tự ý mua thuốc bổ sung sắt khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Khi dùng thuốc mẹ bầu nên tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tránh bổ sung thừa sắt trong thời gian dài có thể gây  nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim và tiểu đường.
  •  Thiếu máu không do thiếu sắt (thiếu máu tan máu, thiếu máu do nghiện chì, thiếu máu thalassemia, suy tủy,…) không nên dùng chung với các thuốc chứa sắt.

Mẹ bầu có thể tăng cường hấp thu sắt bằng cách uống với nước cam

Nên lựa chọn thuốc sắt cho bà bầu theo tiêu chí nào?

Công nghệ phát triển khiến cho thị trường thực phẩm chức năng bao gồm thuốc sắt rất dễ bị làm giả. Các loại thuốc sắt cho bà bầu trôi nổi đầy trên chợ hay hàng xách tay không nguồn gốc,… có thể gây nguy hại tới cả sức khỏe lẫn tính mạng.

Do đó các mẹ bầu cần bỏ túi ngay tiêu chí chọn thuốc sắt sau đây để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé:

Thuốc sắt cho bà bầu chính hãng được Bộ Y tế cấp thẩm quyền

Tại Việt Nam, nếu muốn lưu hành thuốc thì cần được Bộ Y tế cấp thẩm quyền (Điều 36 TT 32/2018/TT-BYT). Bởi các loại thuốc sắt cho bà bầu luôn có một sự kiểm định nghiêm ngặt, mục đích chính là để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, kể cả mẹ và bé.

Khi muốn lưu hành thuốc thì “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc” là thứ không thể thiếu đối với cả nhà sản xuất lẫn nhà nhập khẩu. Ngoài ra, nhà nhập khẩu còn cần phải có cơ sở sản xuất thuốc ở nước ngoài đạt chuẩn GMP.

Do đó khi chọn thuốc sắt cho bà bầu, các mẹ cần lưu ý chọn những loại thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép. Nếu là thuốc nước ngoài thì cần có nguồn gốc rõ ràng, chứng nhận đạt chuẩn. Hiện tại Phương Nam Pharma đang phân phối viên Bổ sung sắt Frafer Plus của Pháp rất được các mẹ bầu tin dùng.

Tham khảo thông tin về sản phẩm Frafer Plus tại đây.

Thuốc sắt cho bà bầu được chia theo liều lượng tiêu chuẩn mỗi ngày

Thuốc sắt cho bà bầu sẽ không phát huy công dụng khi mẹ sử dụng không đủ liều lượng. Hoặc nếu mẹ uống quá liều sẽ dẫn đến ngộ độc sắt, gây nguy hiểm cho cơ thể. Vì thế, mẹ chỉ nên lựa mua những loại thuốc sắt đã được in sẵn số mg sắt cung cấp trong mỗi viên thuốc trên bao bì.

Thuốc sắt cho bà bầu không chứa thành phần gây dị ứng

Nếu dùng phải loại thuốc sắt cho bà bầu mà chứa thành phần mẫn cảm gây dị ứng. Mẹ sẽ không được sử dụng bất cứ một loại thuốc kháng sinh nào để điều trị dị ứng. Nguyên nhân do mang thai là giai đoạn rất nhạy cảm, cả mẹ và bé sẽ có thể “gặp nguy” nếu cố tình sử dụng thuốc kháng sinh.

Vì vậy, nếu từng bị dị ứng trong quá khứ, mẹ nên tránh các loại thuốc chứa thành phần gây mẫn cảm với cơ thể. Và thay vì tự ý mua thuốc sắt cho bà bầu, mẹ nên mua theo lời khuyên hoặc chỉ định của bác sĩ.

Thuốc sắt chứa vitamin C và vitamin B9 giúp cơ thể bà bầu dễ hấp thụ

Khi lựa chọn thuốc sắt trong thời gian thai kỳ, các mẹ nên chú ý vào tiêu chí thuốc sắt có chứa thành phần vitamin C và vitamin B9 (Acid Folic).

Bởi để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cũng như các rối loạn phát triển ở thai nhi. WHO khuyến cáo mẹ bầu nên uống viên sắt có chứa khoảng 0.4 mg vitamin B9. Ngoài vitamin B9, thuốc sắt cho bà bầu chứa vitamin C cũng sẽ giúp cơ thể tăng cường sự hấp thụ sắt từ nguồn thực vật (sắt vô cơ).

Phân loại các dạng sắt trên thị trường

1. Sắt II và sắt III

Sắt II là loại sắt thường được bác sĩ kê đơn vì nó có hàm lượng sắt nguyên tố cao, dễ hấp thu qua đường ruột, giá cả hợp lý. Tuy nhiên, sắt II thường gây ra nhiều tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn, sốt, táo bón, đi ngoài phân đen,…

Sắt III thường ít có tác dụng phụ, tuy nhiên dạng này thường đắt tiền và do hấp thu nên  thường chậm hơn. vì phải chuyển sang dạng sắt II. Hiện nay đã có một thế hệ mới của IPC sắt, nhờ các chất mang protein được cơ thể hấp thụ tốt.

2. Sắt vô cơ, hữu cơ

Sắt vô cơ thường ở dạng sắt sunfat, khi vào cơ thể sẽ giải phóng một lượng lớn sắt, do đó làm tăng nồng độ sắt trong máu. Các tế bào ruột hấp thụ sắt một cách thụ động, và lượng sắt dư thừa sẽ lắng đọng trong đường tiêu hóa, gây phản ứng với thức ăn, lâu dần sẽ làm hỏng đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như nóng rát ngực, chướng bụng, khó tiêu …

Trái ngược với sắt vô cơ, sắt hữu cơ (sắt fumarate hoặc gluconate sắt) được hấp thu tích cực vào máu từ ruột khi cơ thể cần. Phần sắt được hấp thụ sẽ được gửi đến các cơ quan đích như tủy xương để hình thành và lưu trữ máu và gan. Trong khi, lượng sắt dư thừa sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa và không lắng đọng trong cơ thể. Ngoài ra, sắt hữu cơ cũng dễ hấp thu và không có tác dụng phụ.

3. Sắt viên hay sắt nước

Sắt lỏng thường dễ hấp thu nhưng thường khó uống do có vị tanh. Các chất bổ sung sắt này cũng thường đắt tiền và hàm lượng sắt rất khó kiểm soát.

Còn viên sắt có ưu điểm là dễ uống, rẻ và giàu sắt. Tuy nhiên, dạng sắt này thường khó hấp thu và dễ gây nóng.

Những loại thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ bầu

Chế độ ăn uống luôn là nguồn cung cấp sắt dồi dào và an toàn nhất cho phụ nữ mang thai. Sắt có nhiều trong thực phẩm hàng ngày như  thịt nạc, lòng, gan, gà, cá, sò, hàu, lòng đỏ trứng, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh đậm, bông cải xanh, bí và hoa quả sấy khô. Đặc biệt, sắt có nguồn gốc động vật được hấp thu tốt hơn sắt có nguồn gốc thực vật. Cơ thể có thể hấp thụ 10-15% sắt động vật, nhưng chỉ 5 – 10% sắt thực vật.

Ngoài việc bổ sung sắt, bà bầu cần bổ sung các dưỡng chất khác giúp tạo máu tốt hơn:

  • Axit folic và các dạng tổng hợp của axit folic, trái cây và nước trái cây, chuối, các loại rau lá xanh đậm, các loại đậu, bánh mì tăng cường, ngũ cốc, mì ống.
  •  Vitamin B12 được tìm thấy trong thịt và các sản phẩm chế biến từ sữa, một số loại ngũ cốc như sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do (mất sắt do chế biến thực phẩm, làm việc nặng nhọc,…) mà bà bầu không thể “bổ sung” đủ sắt vào bữa ăn hàng ngày. Mặt khác, phụ nữ mang thai có nhu cầu về sắt khá cao (30 mg mỗi ngày), nhưng chế độ ăn thường chỉ cung cấp khoảng 10 mg. Vì vậy, việc bổ sung thêm sắt là cần thiết để đảm bảo lượng dinh dưỡng, chất sắt tối thiểu hàng ngày.

Sắt có thể được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày

phuongnampharma.com